Ngành công nghiệp Việt Nam: Bước tiến ra thị trường toàn cầu

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu biến động và chuỗi cung ứng được tái cấu trúc mạnh mẽ, ngành công nghiệp Việt Nam đang ở ngưỡng cửa bước ra thị trường toàn cầu. Đây là cơ hội nhưng cũng đồng thời là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi vẫn cần nâng cao năng lực nội tại để không chỉ dừng lại ở vai trò gia công đơn thuần mà phải làm chủ công nghệ và phát triển sản phẩm hoàn chỉnh.

h8m7t0 2024 01 02 03 24 493 9ca47

Chuyên gia và lãnh đạo các hiệp hội ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhiều lần nhấn mạnh, Việt Nam sở hữu những lợi thế như vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động trẻ và các cam kết hội nhập sâu rộng. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp cơ khí vẫn gặp khó khăn trong việc phát triển công nghệ cốt lõi và thiết kế sản phẩm, chủ yếu mới chỉ sản xuất linh kiện rời, điều này khiến giới hạn khả năng cạnh tranh quốc tế. Để bứt phá, việc nâng cấp máy móc, đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D), chuẩn hóa quy trình sản xuất đến quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế là vô cùng cần thiết.

qdaleg huyvancashew1

Ngành cơ khí, một trụ cột quan trọng trong công nghiệp Việt Nam, đang chứng kiến sự phát triển mạnh về công nghệ gia công kim loại, tự động hóa, robot, và máy công cụ CNC. Xu hướng nội địa hóa chuỗi cung ứng trong các ngành ô tô, điện tử, và điện gia dụng tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt chủ động tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính sách thu hút đầu tư và phát triển hạ tầng cũng góp phần nâng cao vai trò của ngành trong khu vực.

ozgwo2 sx det may2023042122340920240602234806

Bên cạnh đó, sự phục hồi tích cực của ngành chế biến chế tạo cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào ngành công nghiệp chế tạo đã góp phần thúc đẩy tiềm năng phát triển ngành cơ khí Việt Nam, giúp nước ta trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các hội chợ, triển lãm quốc tế như METALEX Vietnam 2025 sẽ là sân chơi công nghệ và điểm kết nối chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất và tích cực hội nhập.

cvk89k dsc9097 1024x684 17235581291941783765706 1743134600

Để duy trì và phát triển bền vững trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo, Việt Nam cần xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (ĐMST) gắn với xuất khẩu, đầu tư vào hạ tầng nghiên cứu và phát triển, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu và nhà nước. Các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, big data cũng đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó đưa ngành công nghiệp Việt Nam vững bước trong cuộc chơi mới toàn cầu hoá.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Lên đầu trang